HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2023 VÀ TRIỀN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngày đăng: 03/06/2024
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2023 VÀ TRIỀN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Sáng ngày 30/5/2024 UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Chủ trì Hội nghị là Đồng chí Lê Trọng Yên - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh.
Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan Báo, Đài.
Đồng chí Lê Trọng Yên - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phát biểu khai mạc Hội Nghị
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã xảy ra 12 đợt mưa lớn, giông lốc mạnh kèm theo sấm sét, thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh. Điển hình như, từ ngày 28/7 - 18/8/2023, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông liên tục xuất hiện mưa vừa, mưa to, mưa rất to và kéo dài, tổng lượng mưa đo được tại một số trạm như Kiến Đức 406,4 mm; Quảng Thành 556,4 mm; Đắk Buk Sor 424,8 mm; Đắk Ngo 380,4 mm; Quảng Tâm 409,2 mm,... dẫn đến mực nước trên các sông, suối, hồ đập dâng cao, gây ngập úng cục bộ tại nhiều khu dân cư và sụt lún, sạt trượt đất tại một số khu vực, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản, cây trồng và cơ sở hạ tầng. Điển hình, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, đã xảy ra sạt lở cục bộ tại một số khu vực, đe đọa trực tiếp đến tính mạng, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, như: sạt lở tại khu vực vai phải đập công trình Hồ chứa nước Đắk N’ting, huyện Đắk Glong; Km 1900+350 đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thành phố Gia Nghĩa, tại khu vực Bon Bu Krắc và bon Bu Prăng 1A xã Quảng Trực và tại Km 25+100 ÷ Km25+950 đường Tỉnh lộ 1, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức; sạt lở đất gần phạm vi công trình thuộc gói thầu số 16, dự án đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê (thuộc địa bàn thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp). Mưa lũ năm 2023 đã làm 02 người thiệt mạng; có 378 căn nhà, vật kiến trúc bị sập, tốc mái, ngập lụt (trong đó có 138 nhà phải di dời do ngập lụt, sạt lở đất); có 1.073 ha cây trồng các loại bị ngập úng, 1.014 con gia súc, gia cầm bị chết và nhiều công trình hạ tầng bị sạt lở, hư hỏng. Thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 1.050 tỷ đồng.
Đồng chí Hoàng Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh báo cáo tóm tắt công tác PCTT và TKCN năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Tại Hội nghị các đại biểu tham dự đọc báo cáo tham luận và đóng góp ý kiến, đề xuất kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc để triển khai công tác phòng chống thiên tai trong thời gian tới có hiệu quả hơn.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm như sau: Nâng cao vai trò của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, triển khai tổ chức tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến cấp xã để tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các trưởng thôn; Các Sở, ngành phải có hướng dẫn cho các địa phương và các chủ hồ, đập về các vấn đề liên quan đến vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; Tập trung triển khai các văn bản của Trung ương đến từng địa phương để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai; Khi Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, tránh chồng chéo; Xây dựng các chương trình, đề án, phương án để tổ chức tuyên truyền cộng đồng người dân phòng, chống thiên tai; Liên quan đến vấn đề hạn hán, thiếu nước, các cơ quan chuyên môn và các địa phương cần nghiên cứu, bố trí cây trồng hợp lý, hạn chế tối đa các loại cây trồng có nhu cầu nước tưới nhiều; Xây dựng cơ sở dữ liệu trong công công tác phòng, chống thiên tai để cảnh báo, dự báo các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai nhằm hạn chế tối đa và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra đồng thời triển khai có hiệu quả các trạm khí tượng thuỷ văn; Sau khi kiện toàn tổ chức hoạt động theo Luật phòng thủ dân sự thì tổ chức phân công trực chiến theo phương châm “4 tại chỗ”, trực 24/24h và nắm chắc tình hình thời tiết, thiên tai để chủ động ứng phó tránh bị động, bất ngờ.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Bài viết liên quan
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022
- Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Tin tức sự kiện mới
- ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2023
- TẬP HUẤN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CHO CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2023
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2022 VÀ TRIỀN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1
- Phát động tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh về phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sạt lở đèo Bảo Lộc, 3 cảnh sát giao thông mất tích