NẮNG NÓNG KÉO DÀI NHIỀU NGÀY, NHIỀU DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG THIẾU NGUỒN NƯỚC TƯỚI TRẦM TRỌNG.
Ngày đăng: 19/03/2024
Nắng nóng kéo dài nhiều ngày, nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thiếu nguồn nước tưới trầm trọng.
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino từ năm 2023 đến nay, lượng mưa trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt, thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tưới của người dân tăng cao nên lưu lượng nước trên các sông, suối và của các hồ chứa thủy lợi hiện nay ở mức thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm các năm. Dự báo tình hình hạn hán năm nay có thể gia tăng hơn năm ngoái.
Tại huyện Krông Nô nhiều hồ, đập, sông, suối nước cạn kiệt, trơ đáy. Điển hình như suối Đắk Sôr, một trong những dòng suối lớn nhất của huyện Krông Nô cung cấp nguồn nước tưới cho gần 1500 cây trồng của bà con nông dân nơi đây, hiện nay mực nước trên suối Đắk Sôr đã cạn kiệt không đảm bảo nguồn nước để người dân bơm tưới sản xuất nông nghiệp. Một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh cũng đang rơi vào tình trạng nguồn nước sụt giảm nghiêm trọng.
Suối Đắk Sôr cạn kiệt nước, trơ đáy
Để bổ sung nguồn nước phục vụ chống hạn cho cây trồng dọc suối Đắk Sôr thuộc huyện Krông Nô và phục vụ sản xuất cho khu tưới trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Đắk Mil, Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Đắk Nông đã triển khai vận hành, điều tiết nguồn nước đợt 1 từ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đắk Mil (Hồ Đắk Sắk, Hồ Jun Juh, Hồ Đắk Guon Thượng, Hồ E29, Hồ Bắc Sơn 1) và các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đắk Song (Hồ Đắk Sơn 3, Hồ Đắk Mol, đập dâng Y Oanh) về suối Đắk Sôr để bổ sung nguồn nước cho đập dâng Đắk Sôr, huyện Đắk Mil và các đập dâng Thanh Sơn, Đắk Trung, Đắk Thành, Quảng Hà, xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô với lưu lượng nước điều tiết khoảng từ 300.000 đến 500.000 m3.
Nhiều diện tích cà phê của người dân khô héo vì thiếu hụt nguồn nước tưới
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông, thời tiết nắng nóng còn kéo dài trong thời gian tới. Do đó, ngoài sự nỗ lực chống hạn của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, người dân cũng cần phải chủ động, thực hiện các biện pháp ứng phó để hạn chế sự thiệt hại lớn nhất cho cây trồng, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế thất thoát, lãng phí nguồn nước.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Bài viết liên quan
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022
- Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Tin tức sự kiện mới
- ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2023
- TẬP HUẤN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CHO CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2023
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2022 VÀ TRIỀN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1
- Phát động tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh về phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sạt lở đèo Bảo Lộc, 3 cảnh sát giao thông mất tích