KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Ngày đăng: 14/12/2023

Ngày 17/3/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 10/6/2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; với quan điểm chỉ đạo Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội. Thực hiện phương châm "bốn tại chỗ", đề cao vai trò chủ động tại cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo, đôn đốc nên việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch số 693/KH-UBND ngày 05/10/2021 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Kế hoạch số 580/KH-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Chiến lược theo khung giám sát đánh giá thực hiện Chiến lược được ban hành tại Quyết định số 29/QĐ-QGPCTT ngày 31/12/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Tổ chức thực hiện Kế hoạch chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cơ bản đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả theo các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhằm tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người dân và cộng đồng; xác định công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; đã triển khai rà soát, bổ sung đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng thực tiễn yêu cầu về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh; chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, theo dõi và giám sát thiên tai; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai, năng lực cứu hộ và cứu nạn từ cấp tỉnh đến cơ sở…

Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa đã chủ động xây dựng và bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện kế hoạch Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030.

Sở Khoa học và công nghệ đã tổ chức Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2023, với nhiệm vụ: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất đá đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông” (thời gian thực hiện: Từ năm 2023 – 2026; Tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024 tại Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 07/11/2023, trong đó có nhiệm vụ: “Ứng dụng công nghệ địa không gian trên nền tảng Google Earth Engine (GEE) để thiết lập bản đồ phân vùng cấp độ rủi ro cho vùng trồng cà phê tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu của EUDR” (thời gian thực hiện: Từ năm 2024 – 2026).

Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được kiện toàn và phân công nhiệm vụ các Thành viên Ban Chỉ huy theo đúng quy định.

Công tác thông tin tuyên truyền về PCTT; đào tạo, tập huấn cho lực lượng làm công tác PCTT và việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” cũng được các Sở, ban, ngành quan tâm triển khai thực hiện.

         Đoạn đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thành phố Gia Nghĩa) bị nứt, sụt lún nghiêm trọng.

Bên cạnh những mặt đã đạt được như trên, trong quá trình thực hiện Kế hoạch cũng đã có một số khó khăn như: Công tác giáo dục, tuyên truyền về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian qua tuy được quan tâm, chú trọng hơn tuy nhiên nhận thức tại một số chính quyền cơ sở, địa phương và người dân chưa được đầy đủ; vẫn còn biểu hiện chủ quan, lơ là và đơn giản dẫn tới thiệt hại do thiên tai vẫn rất lớn; Công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cơ bản đáp ứng được yêu cầu về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên còn giới hạn về khoa học, công nghệ nên dự báo một số loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, dông, sét…vẫn còn hạn chế, chưa theo kịp diễn biến thiên tai bất thường, phức tạp; Công tác dự phòng trang bị, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu “4 tại chỗ” tại một số vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, đặc biệt là khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp, vùng sâu, vùng xa.

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền

Lượt xem: 179

BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH ĐẮK NÔNG